Tổng quan về máy tính để bàn - PC
Thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, máy tính là thứ vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi người, thuộc mọi tầng lớp và mọi lứa tuổi. Gần như ai cũng đã từng sử dụng máy tính, đa số mọi người đều có ít nhất một cái máy tính, hầu hết mọi nhà đều có một cái máy tính để bàn. Nhưng ít ai biết được một thùng máy tính gồm những gì trong đó?
Bài viết này sẽ giúp các bạn có hiểu biết hơn về một số loại thiết bị có trong thùng máy CPU nhà các bạn!
Một số bạn đã từng mở nắp thùng máy ra, hoặc là đã từng thấy các thợ sửa máy mở máy của bạn ra, đập vào mắt các bạn đó chính là mớ dây nhợ lùng bùng, choáng ngợp:
Hình ảnh bên trong một thùng máy
Nhưng khi các bạn đọc hết bài viết này, bảo đảm một điều rằng các bạn thử mở thùng máy nhà mình ra, các bạn sẽ thấy vô cùng thích thú và không chút bất ngờ nào cả. Nào chúng ta cùng điểm qua các bộ phận trong thùng máy nhé...
1. Nguồn
Nếu nhìn từ trên xuống theo chiều đứng của thùng máy, thứ đầu tiên các bạn thấy đó chính là nguồn máy tính. Đập vào mắt các bạn đó chính là mớ dây hỗn độn, và nó gần như là tất cả dây trong thùng máy mà các bạn thấy. Các bạn hãy bình tĩnh, chúng ta cùng điểm sơ qua các dây điện nguồn nhé:
- Dây AXT 2.03 X1 (dây đầu tiên bên trái trong hình): đây chính là dây nguồn trực tiếp cắm thẳng vào mainboard của máy tính, đặc điểm nhận biết là to nhất, nhiều dây nhất (có 2 loại 20 dây và 24 dây)
- Dây P4 AXT X1 (dây thứ 2 bên trái): đây cũng là dây cắm vào mainboard, nhưng đây lại là dây nguồn cho Quạt tản nhiệt của CPU, đặc điểm là đầu 4 dây cắm chụm lại theo hình vuông.
- Dây IDE (dây thứ 3): các loại máy tính cũ trước thường xài ổ cứng SATA thì đây chính là dây nguồn của ổ cứng này, đặc điểm là 4 dây theo chiều ngang.
- Dây Floopy (dây thứ 4): ngược lại với dây IDE thì đây chính là dây nguồn dành cho các ổ cứng ATA đời mới, thiết kế gọn nhẹ và dễ dàng cắm tháo khi thay mới hoặc sửa chữa ổ cứng.
Ngoài nguồn có còn thêm dây cắm dành cho quạt tản nhiệt máy sử dụng thêm khi người dùng cần.
2. Mainboard
Cũng như tên gọi của nó thì đây là trung tâm đầu não của máy tính chúng ta. Và thứ nhìn thấy nhiều nhất trên Mainboard chính là jack cắm. Các loại jack cắm có trên Mainboard:
- Khe cắm RAM: có thể coi là khe cắm dài nhất trên Main, có hai đầu giữ RAM hai bên để giữ thanh RAM cố định trên Main. Cách tháo RAM chúng ta chỉ cần lấy 2 ngón tay cái ấn vào hai đầu giữ hai bên khe RAM là thanh RAM tự bật lên và lấy ra dễ dàng.
- Jack cắm nguồn: như đã nói ở phần Nguồn, jack cắm nguồn của Main sẽ tương ứng với số dây nguồn ( loại 24 dây hoặc 20 dây), đây chính ở jack hình chữ nhật có 20 (hoặc 24) ô nhỏ để cắm dây nguồn vào. Cách tháo dây nguồn, chúng ta chỉ cần lấy ngón tay cái bóp cần giữ và rút dây ra.
- Jack cắm chuột, bàn phím: đây chính là loại Jack tròn dùng để cắm chuột (thường có màu xanh lá) và bàn phím (thường có màu tím).
- Cổng VGA: cổng này chính là cổng kết nối giữa Main và màn hình máy tính, tùy vào loại màn hình mà Main có các loại cổng VGA khác nhau.
- Cổng USB: như tên gọi thì đây chính là cổng để các bạn kết nói USB với máy tính, ngoài ra đây cũng là cổng kết nối các loại chuột, bàn phím USB đời mới hiện nay.
- Cổng mạng: là cổng dùng để kết nối dây mạng cho máy tính của bạn.
- Jack cắm âm thanh: các bạn muốn nghe nhạc, muốn nói chuyện thì đây chính là jack cắm mà các bạn cần quan tâm. Các loại main thường thì jack xanh lá mạ là jack loa, jack hồng là mic.
- Khe cắm các loại card rời: đối với một số máy đời cũ, hoặc là các bạn muốn nâng cấp thêm cho Main của mình, thì khe cắm này chính là thứ có thể giúp các bạn, một số loại Card thông dụng: Card màn hình, Card mạng, Card âm thanh, Card USB, ....
- Khe cắm kết nối ổ cứng: đối với loại ổ SATA thì là loại có hình chữ nhật dài, 20 - 24 lỗ, còn đối với ổ ATA thì chỉ là jack nhỏ gọn.
- Jack cắm công tắc: đây chính là nơi kết nối với nút Power, Reset của thùng máy.
- Jack quạt tản nhiệt: tùy vào quạt mà sẽ có 2-3 lỗ nhỏ trên jack cắm.
- Bộ phận gắn Chip CPU: các loại máy tính đời cũ xài các loại CPU có chân đứng thường to và dễ hư hỏng, cho nên bộ phận gắn CPU chính là các lỗ nhỏ li ti nằm giữa Main. Còn đối với loại Chip CPU mới thì ngược lại, bộ phận gắn CPU chính là các chân cắm dựng đứng lên trời.
- Khe tản nhiệt: khi CPU hoạt động thường rất nóng, cho nên thường sẽ tích hợp luôn một khe tản nhiệt dính liền vào Main.
- Pin: giữ cho Main hoạt động.
Đây là một số thứ cơ bản trên Mainboard, để hiểu biết sâu thêm các bạn cần phải theo học chuyên ngành phần Cứng của một số trường có ngành Công nghệ thông tin.
3. Ổ CD
Đây là một thứ gần như ai cũng dùng, chính là nơi đọc đĩa CD, DVD của các bạn. Cái này khá quen thuộc nên mình lướt qua.
4. Ổ cứng HDD
Đây chính là nơi lưu trữ tất cả dữ liệu trên máy tính của bạn. Có hai loại ổ cứng thường dùng là ổ SATA và ổ ATA. Hiện tại dung lượng của ổ cứng lớn nhất trên thế giới đã lên tới hàng Petabyte, vô cùng lớn. Có một số lưu ý nho nhỏ khi sử dụng ổ cứng:
- Không cố tháo rời các bộ phận của ổ cứng ra, vì một khi tháo ra thì ổ cứng sẽ không thể hoạt động được nữa.
- Hạn chế cài win, ghost win, tắt máy tính đột ngột, những việc làm trên sẽ làm tổn hại lớn đến ổ cứng của các bạn.
5. Quạt tản nhiệt
Đúng như với tên gọi thì công năng chính của loại quạt này chính là dùng để "tản nhiệt". Có hai hoạt quạt hiện tại là Quạt tản nhiệt CPU và Quạt tản nhiệt thùng máy.
6. Các loại card rời
Để nâng cấp máy tính, hỗ trợ các loại Main cũ, thì đây chính là các loại Card các bạn thường sử dụng:
Card màn hình
Card mạng
Card USB
Card âm thanh
Đây chính là một số loại card thông dụng hiện nay.
Kết luận: chúng ta đã vừa xem qua một số bộ phận chính có trong thùng máy CPU nhà chúng ta, các bạn thấy sao, có còn rối lung tung beng lên nữa không? Sau này khi sửa chữa tháo lắp các bạn đã có thể dễ dàng nhận biết chúng rồi.
Cảm ơn các bạn đã bỏ thời gian ra đọc bài viết của chúng tôi. Ở bài viết sau, mình sẽ hướng dẫn các bạn một số cách kiểm tra các bộ phận của máy tính. Ví dụ máy tính các bạn mở không lên, các bạn phải biết được hư chỗ nào để mà sửa chữa, thay mới, nếu mang ra ngoài thợ sửa chữa thì sẽ không thể tránh khỏi các trường hợp "bị chặt chém", hoặc là hư một mà phải thay ba,.... Cho nên bài viết sau sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn!
0 comments:
Post a Comment